[Sự Tích] Bức Tượng Quan Âm Bồ Tát Không Chịu Đi

bởi huy.nguyen
4.8/5 - (9 bình chọn)

Qua bài viết này chúng tôi xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Bức tượng quan âm bồ tát không chịu đi hot nhất được tổng hợp bởi chúng tôi Tôi

Bồ Tát Quán Thế Âm là vị Bồ Tát được Phật tử tại Việt Nam thờ cúng rất nhiều trong các chùa chiền và tại tư gia để cầu bình an. Có rất nhiều sự tích, truyền thuyết về Ngài được lưu truyền đến ngày nay, trong đó câu chuyện về bức tượng Quan Âm Bồ Tát không chịu đi khá nổi tiếng. Câu chuyện tượng Quan Âm không chịu đi này ra sao, mời quý bạn đọc theo dõi nhé.

bức tượng Quan Âm Bồ Tát không chịu đi

Sự tích về bức tượng Quan Âm Bồ Tát không chịu đi

Câu chuyện về bức tượng Quan Âm Bồ Tát không chịu đi xảy ra vào đời vua Đường Tuyên Tông (846 – 859), có một vị cao tăng người Nhật Bản tên là Huệ Ngạc đến Trung Quốc để du ngoạn cảnh sắc và chiêm bái nhiều chùa chiền của Trung Hoa lúc bấy giờ.

Trong một lần ghé thăm Ngũ Đài Sơn, cao tăng Huệ Ngạc có duyên được chiêm bái bức tượng Quan Âm Bồ Tát bằng gỗ tuyệt đẹp tại hậu viện của chính điện của ngôi chùa trên núi.

Vừa mới trông thấy bức tượng Quan Âm, cao tăng Huệ Ngạc đã gần như bị hớp hồn. Ông say mê ngắm nghía tôn tượng Bồ Tát Quán Thế Âm đến nỗi hoàn toàn không nghe thấy lời mời dùng cơm của phương trượng chùa. Khi phương trượng hỏi về bức tượng Quan Âm Bồ Tát, Huệ Ngạc mắt không rời mà tấm tắc tán thán vẻ đẹp mê hồn của bức tượng.

Biết Huệ Ngạc rất thích bức tượng Quan Âm Bồ Tát này, phương trượng đã ngỏ ý muốn cúng dường bức tượng này để Huệ Ngạc đem về Nhật Bản thờ phụng và cũng là để người dân xứ này có cơ hội chiêm bái Ngài. Pháp sư Huệ Ngạc liền đồng ý ngay và tức tốc muốn đem tôn tượng Quan Âm về Nhật Bản lập tức. Thế là pháp sư Huệ Ngạc và bức tượng Quan Âm Bồ Tát xuống thuyền để trở về Nhật Bản. Tuy nhiên, chuyến hải trình của vị pháp sư Nhật Bản không hề thuận lợi mà liên tục gặp trở ngại bất thường.

Khi tàu đến hải phận Phổ Đà Sơn, chẳng hiểu từ đâu một ngọn gió lớn nổi lên, thổi mạnh làm cho con tàu của pháp sư Huệ Ngạc nghiêng ngả rồi xoay vòng tại chỗ. Không còn cách nào khác, pháp sư Huệ Ngạc đành cho tàu tránh vào khu vực thung lũng trong đảo Phổ Đà nghỉ chân, chờ khi nào sóng yên biển lặng sẽ tiếp tục chuyến hải trình.

Ngày hôm sau thấy thời tiết quang đãng, sóng biển êm đềm, thầy Huệ Ngạc và thuỷ thủ đoàn lại giong buồm tiếp tục lên đường. Ấy thế nhưng khi tàu vừa rời khỏi thung lũng, mặt biển lại đột nhiên nhả ra từng cuộn từng cuộn sương mù màu trắng xám. Sương mù bay lên mỗi lúc mỗi cao che khuất tầm nhìn, không thể xác định được phương hướng.

Thầy Huệ Ngạc cho là chuyện kỳ quái bèn đứng trên boong tàu ngước mặt lên trời thì phát hiện trên đầu là một khoảng trời xanh biếc, nhìn trái nhìn phải thấy hai bên bức mành sương mù là màu nước biển xanh trong. Duy chỉ có xung quanh con thuyền bị sương mù bao phủ. Lo sợ, thầy Huệ Ngạc đành cho tàu đi vòng ra khỏi màn sương mù rồi tìm đường tiến về phía trước, nhưng hễ mũi tàu hướng về bên nào thì màn sương cũng vây chặt bên đó. Con tàu cứ chuyển hướng tới lui nhưng chắc nhích thêm được chút nào nên cuối cùng lại phải quay về hải phận của Phổ Đà Sơn, tiếp tục hạ buồm thả neo, chờ sương tan rồi sẽ đi tiếp.

Đến sáng ngày thứ ba, thầy Huệ Ngạc quan sát thấy giữa những áng mây ngũ sắc có một tòa lầu nguy nga lộng lẫy, cờ phướn sáng ngời, tiên nữ vây quanh, phóng ánh sáng màu ngọc chói lòa cả mắt. Nghĩ là điềm lành nên thầy Huệ Ngạc liền chắp tay đảnh lễ rồi cho giương buồm, nhổ neo. Nhưng quái lạ ở chỗ, con tàu vừa rời khỏi thung lũng thì những cảnh vật kỳ diệu trên trời cũng đột nhiên biến mất, mây đen che kín mặt trời, gió biển khơi dậy những ngọn sóng khổng lồ.

Thầy Huệ Ngạc lo lắng lắm, cứ dừng chân tại đây thì không biết khi nào tượng Quan Âm mới về đến Nhật Bản nên bèn đánh liều yêu cầu đoàn thủy thủ lái tàu đi ngược gió, rẽ sóng hướng về phía trước mà đi. Thế nhưng, trận gió bỗng trở nên dữ dội hơn, sóng vọt cao hơn, nhưng thầy Huệ Ngạc không hoảng không loạn, cứ điềm tĩnh đứng ở mũi tàu mà chắp tay tụng kinh niệm Phật.

Thế rồi cuối cùng sóng gió dữ dội cũng lặng. Nhưng khi gió yên biển lặng rồi thì con tàu lại bị kìm chân giữa mặt biển. Thầy Huệ Ngạc cúi đầu nhìn xuống thì thấy mặt biển đang nổi lên những đài sen bằng sắt khiên con tàu không thể di chuyển được.

Thầy Huệ Ngạc suy nghĩ, xâu chuỗi những sự kiện xảy ra trong những ngày qua, cho rằng có lẽ là vì Quán Âm Đại sĩ không chịu rời vùng đất này để sang Nhật Bản nên mới xuất hiện nhiều hiện tượng kỳ quái như vậy. Nghĩ vậy, thầy bèn trở lại khoang tàu, quỳ trước tượng Bồ Tát Quán Âm khấn nguyện rằng:

Nếu như chúng sanh ở Nhật Bản không có cơ duyên được chiêm ngưỡng thánh nhan, đệ tử nguyện tuân lệnh Bồ Tát, Bồ Tát chỉ đâu đệ tử đi đó, và xây chùa viện để thờ Bồ Tát ở nơi ấy.

Vừa dứt lời khấn nguyện thì từ dưới đáy biển nổi lên một con trâu sắt vừa há to miệng nuốt chửng các đoá sen sắt vừa bơi nhanh về phía trước. tạo ra một con đường để con tàu đi qua. Thầy Huệ Ngạc cho tàu đi theo con trâu sắt thì phát hiện nó dẫn đoàn tàu quay lại thung lũng Phổ Đà Sơn.

Thầy Huệ Ngạc lại nghĩ, nếu Quan Âm Bồ Tát đã không muốn sang Nhật Bản thì chi bằng mình ở lại đây để xây chùa rồi đặt tượng Ngài định cư ở Phổ Đà Sơn vậy.

Từ đó, bức tượng Bồ Tát Quán Âm khắc bằng gỗ đàn hương đã lưu lại ở Phổ Đà Sơn. Còn căn miếu nhỏ kia thì được mang tên “Bất Khẳng Khứ Quán Âm Viện” có nghĩa là Viện Quán Âm không chịu đi).

Câu chuyện về bức tượng Quan Âm Bồ Tát không chịu đi xuất hiện tự đó.

Thờ cúng tượng Quan Âm Bồ Tát có ý nghĩa tâm linh gì?

Trong văn hóa Phật giáo Việt Nam, thờ phụng tượng mẹ Quan Âm Bồ Tát có rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp:

  • Thờ tượng Quan Âm Bồ Tát có ý nghĩa cầu bình an cho mọi người
  • Thờ tượng Quan Âm Bồ Tát là một cách làm thanh sạch tâm hồn, rũ sạch những tham sân si, những khổ não trong cuộc sống để hướng tới an lạc, hạnh phúc chân thật.
  • Tượng Quan Âm Bồ Tát là lời nhắc nhở con người luôn hướng thiện, làm nhiều điều lành, tu tâm tích đức, đoạn trừ dục vọng, tránh tạo nghiệp ác.

Thỉnh tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đá ở đâu?

Hiện nay tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đá được thỉnh và thờ phụng ở rất nhiều nơi. Không chỉ trong các chùa chiền mà không ít Phật tử phát nguyện thỉnh tôn tượng Ngài để thờ phụng tại nhà. Cho nên cũng có nhiều cơ sở chế tác tượng phật đá xuất hiện nhưng không phải cơ sở nào bạn cũng có thể đặt niềm tin tuyệt đối.

Tượng Phật Đá Cao Trang là cơ sở chế tác tượng phật đá uy tín, giàu kinh nghiệm đã và đang trở thành lựa chọn của rất nhiều trụ trì, Phật tử trong nước và cả hải ngoại. Do vậy, nếu quý trụ trì, quý phật tử mong muốn thỉnh tôn tượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đá để thờ phụng, hãy liên hệ ngay với Cao Trang theo địa chỉ:

TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG

Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành SơnPhone: 0983.969.199Email: [email protected]Website: www.tuongphatda.vn

Cùng tham khảo một số mẫu tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đá đẹp nhất tại Cao Trang:

Lời kết

Thông qua câu chuyện bức tượng Quan Âm Bồ Tát không chịu đi được giới thiệu trên đây, hy vọng quý bạn đọc sẽ biết thêm một sự tích vô cùng vi diệu khác về Đức Quán Thế Âm Bồ Tát – một trong những vị Bồ Tát quan trọng nhất đối với Phật giáo, đặc biệt là tại các nước Đông Á và Việt Nam.

You may also like