Tượng Đức Phật A Di Đà và những điều Phật tử nên biết

bởi huy.nguyen
4.4/5 - (5 bình chọn)

Qua bài viết này chúng tôi xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Tượng phật a di đà hay nhất và đầy đủ nhất

Đức Phật A Di Đà là ai?

Đức Phật A Di Đà là một vị vua trong truyền thuyết theo kinh điển Phật giáo Đại Thừa, người đã từ bỏ vương quốc của mình để trở thành một tu sĩ Phật giáo và có tên là Dharmakara, có nghĩa là “Kho Chứa Pháp”. Nhiều Phật tử thuộc trường phái Tịnh Độ thường xuyên niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” để nương tựa thân mình vào Đức Phật A Di Đà để Ngài dẫn họ về cõi Tây Phương Cực Lạc sau khi chết.

Theo các kinh sách, Đức Phật A Di Đà sở hữu công đức vô hạn phát sinh từ những việc tốt không biết bao nhiêu kiếp trước. “A Di Đà” có thể dịch là “Ánh Sáng Vô Hạn” do đó Đức Phật A Di Đà thường được gọi là “Đức Phật Ánh Sáng”.

Tôn tượng Đức Phật A Di Đà.

Được truyền cảm hứng bởi những lời dạy của Đức Phật Lokesvaraja, Đức Phật A Di Đà đã lập ra 48 lời thề nguyện tuyệt vời để cứu độ chúng sinh. Lời thề thứ 18, là nền tảng của Tịnh Độ: “Nếu sau khi đạt được Phật quả, tất cả chúng sinh khát khao thành thực và đức tin để được tái sinh trong đất của tôi, niệm tên tôi 10 lần mà không được sinh ra ở đó, thì tôi không thể đạt được giác ngộ hoàn hảo.”

Kể từ đó, Đức Phật A Di Đà sau 5 năm tu luyện, cuối cùng đã đạt được giác ngộ tối cao. Điều này có nghĩa là lời tuyên thệ từ bi và vĩ đại của Ngài giờ đây đã trở thành hiện thực, cõi Tây Phương Cực Lạc (Pure Land – Sukhavati) đã được thiết lập, đau khổ của chúng sinh sẽ được giải thoát nếu họ có đức tin để gọi tên Ngài.

Nhị vị Bồ tát bên Đức Phật A Di Đà là Bồ Tát là Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí.

Hình tướng Đức Phật A Di Đà

Đức Phật A Di Đà trên đầu có các cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miệng thoáng nụ cười cảm thông cứu độ, khoác trên người áo cà sa màu đỏ (tượng trưng cho màu mặt trời lặn phương Tây).

Tư thế tay của Đức Phật A Di Đà: Đức Phật A Di Đà có thể trong tư thế đứng, tay làm ấn giáo hóa – tức là tay mặt đưa ngang vai, chỉ lên, tay trái đưa ngang bụng, chỉ xuống, hai lòng bàn tay hướng về phía trước; trong mỗi tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau làm thành vòng tròn.

Đức Phật A Di Đà cũng có thể ngồi kiết già trên tòa sen, tay bắt ấn thiền (tay để ngang bụng, lưng bàn tay phải nằm chồng lên lòng bàn tay trái, hai ngón cái chạm nhau). Trên tay Phật có thể giữ một cái bát, là dấu hiệu cho giáo chủ.

Nhân vật thường bên Đức Phật A Di Đà thường được minh họa cùng hai vị Bồ tát là Quán Thế Âm (bên trái, cầm cành dương và bình nước cam lộ) và Đại Thế Chí Bồ tát (bên phải, cầm bông sen xanh).

Tạc dựng tượng Đức Phật A Di Đà có thể sanh về cõi trời Phạm thiên và sống lâu đến một kiếp.

Công đức tạc dựng tôn tượng Đức Phật A Di Đà

Tạc dựng, thỉnh tôn tượng Đức Phật A Di Đà và trì niệm danh hiệu của Ngài có tác dụng giúp chúng ta bình tĩnh trước mọi tình huống. Thay vì tức giận trước điều thị phi, niệm hồng danh A Di Đà Phật sẽ giúp tạm thời trấn an lại tâm đang bị động loạn. Bởi nếu một người có tu tập mà nóng giận la hét hay đau khổ vật vã như bao người khác thì không khác gì người bình thường.

Cho nên ở đây người tu tập phải phản ánh một việc gì đó trong cái đời sống tu tập của mình, cho nên có các vấn đề gì xảy ra thì A Di Đà Phật trước cái đã để lòng tĩnh. Từ đó có thể nương tựa thân mình vào Đức Phật A Di Đà để Ngài dẫn họ về cõi Tây Phương Cực Lạc sau khi chết.

Tượng Đức Phật A Di Đà không phải ngẫu hứng có thể thỉnh mua được.

Hướng dẫn Phật tử thỉnh tôn tượng Đức Phật A Di Đà

Tôn tượng Đức Phật A Di Đà không phải là việc ngẫu hứng thích là mua, thỉnh được. Việc mua, thỉnh tượng Đức Phật A Di Đà phải xuất phát từ sự thành tâm của gia chủ muốn thỉnh tượng Đức Phật A Di Đà về nhà để thờ. Thờ Đức Phật A Di Đà với tâm hướng luôn luôn mong mỏi lĩnh hội được ngọn đèn trí tuệ của Ngài. Để biết điều đúng sai, một lòng hướng thiện giúp ích cho đời. Chứ không phải để cầu ban phước trừ họa.

Phật tử có thể mua, thỉnh tượng Đức Phật A Di Đà bằng gỗ, bằng gốm sứ, bằng đồng… đều được. Trước khi thỉnh tượng Đức Phật A Di Đà về nhà nên gửi vào chùa làm lễ khai quang điểm nhãn, sau đó rước tôn tượng Đức Phật A Di Đà và làm lễ an vị. Trong những ngày thực hiện việc thỉnh tôn tượng Đức Phật A Di Đà, gia chủ nên ăn chay thanh tịnh, trì tụng thập chú, kinh Phật sau đó thỉnh rước tượng Đức Phật A Di Đà về tôn thờ tại gia.

Thỉnh mua tôn tượng Đức Phật phải xuất phát từ tâm thiện lành mong muốn thỉnh tôn tượng của ngài.

Thờ Đức Phật A Di Đà thì bàn thờ phải trang nghiêm, hàng ngày cần quét dọn, rút bớt chân hương, nếu hoa quả khô héo thì nên thay mới để cúng dường. Vào những ngày sóc vọng (ba mươi, mùng một – mười bốn, mười lăm âm lịch hàng tháng) thì nên sắm sinh nhang đèn, hoa trái trang nghiêm dâng cúng.

Không nhất thiết phải lau tượng mỗi ngày. Chỉ khi nào nhận thấy tượng Đức Phật A Di Đà bị khói bụi bám vào thì mới “tắm” tượng. Dùng một chiếc khăn sạch mới tinh lau tôn tượng Ngài theo hướng từ trên xuống cho đến khi sạch sẽ.

Không nên xức các loại nước hoa thơm cho tượng Đức Phật A Di Đà. Vì đó là những sản phẩm với hương vị đặc thù tạo ra sự dính mắc, trói buộc và mê đắm cho thế gian, nói chung là “mùi thơm bất tịnh”.

Thờ Đức Phật A Di Đà phải thành tâm. Gia chủ phải giữ gìn Ngũ giới, đặc biệt là không sát sinh tại tư gia. Giữ gìn thân – khẩu – ý trong sạch, tham thiền, niệm Phật, lạy sám hối, làm lành lánh dữ…

Mời quý Phật tử xem thêm video: “Tu thân theo lời Phật dạy”:

You may also like