Du Xuân thăm tượng Phật bà Quan âm nghìn mắt nghìn tay tại chùa

bởi huy.nguyen
4.7/5 - (6 bình chọn)

Dưới đây là danh sách Tượng phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay chùa bút tháp bắc hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi

Chùa Bút Tháp xây dựng từ thế kỷ 14 với diện tích khoảng 10.000m2, chùa Bút Tháp tọa lạc tại thôn Bút Tháp (xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh), có kiến trúc độc đáo, bố cục hài hòa với môi trường thiên nhiên và rất sinh động.

Cũng như nhiều ngôi chùa cổ phía Bắc, chùa Bút Tháp được xây theo kiểu nội công ngoại quốc, với các công trình kiến trúc được bố trí cân xứng, chặt chẽ ở khu vực trung tâm.

Công trình ngoài cùng là tam quan, có kiến trúc tương đối giản dị. Tiếp đó là gác chuông 2 tầng 8 mái. Sau gác chuông là 7 tòa nhà nối tiếp nhau: Tiền Đường, Thiên Hương, Thượng điện, Tích Thiện Am, nhà Trung, Phủ thờ, Hậu đường với tổng chiều dài hơn 100 mét.

Bên cạnh giá trị lịch sử, kiến trúc, hiện trong chùa còn lưu giữ bốn nhóm bảo vật quốc gia là tượng Phật bà Quan âm nghìn mắt nghìn tay được công nhận năm 2012 và ba pho tượng Tam Thế, tòa Cửu phẩm liên hoa, Hương án cùng được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2020. Các bảo vật đều được tạo tác từ thế kỷ XVII trên chất liệu gỗ.

Tượng được tạc bằng đá cao 3,7m, cánh tay xa nhất dài 200cm, gồm 2 phần: tượng và bệ. Tượng ngồi trong tư thế thiền định, có 11 mặt chính nhìn ra phía trước, và 2 mặt phụ ở hai bên, đầu đội mũ “thiên quan”.

Đầu tượng tạo thành nhiều lớp, trên cùng là tượng A DI Đà ngồi trên toà sen trong tư thế thiền định. Tượng có 42 cánh tay lớn, các cánh tay để trần, các bàn tay trong tư thế ấn quyết và thiền định, các vòng cánh tay phụ tạo thành một vòng tròn lớn đặt rời phía sau tượng (gồm 789 cánh tay) trong mỗi bàn tay có 01 con mắt. Phật ngồi trên toà sen hồng được trang trí hoa văn: sóng nước, rồng mây…

Bệ tượng: hình rồng đội đài sen. Đài gồm ba lớp cánh sen cánh to xen lẫn cánh nhỏ. Phần bệ tượng được tạo theo kiểu sumeru bố trí thành nhiều cấp với hình chữ Nhật chém góc. Chính giữa có một hàng chữ Hán ghi niên đại tạc tượng: “Tuế thứ Bính Thân, thu nguyệt cốc nhật danh tạo”. Mặt bên phải chạm hình hai ô trám lòng vào nhau, hình đồng tiền kép, chính giữ có ghi dòng chữ “Nam Đồng Giao Thọ Nam Trương tiên sinh phụng khắc”. Hai dòng chữ cho biết ngày tạc tượng và người tạc tượng (Trương tiên sinh hoàn thành vào một ngày tốt mùa thu năm Bính Thân – 1656).

Tượng Phật bà Quan âm nghìn mắt, nghìn tay được coi là một tác phẩm độc nhất vô nhị trong nghệ thuật Phật giáo nói riêng và nghệ thuật tạo hình nói chung của Việt Nam thế kỷ XVII. Tượng được chạm khắc khéo với dáng hành đạo, thư thái, thể hiện nhiều tầng đầu chống nhau, nhiều lớp cánh tay tạo thành hình vòng tròn nổi. Bức tượng này là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của thời Lê Trung Hưng còn lại đến ngày nay.

You may also like