Tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát đẹp: Ý nghĩa và cách thờ cúng

bởi
4.6/5 - (5 bình chọn)
Quan Thế Âm Bồ Tát là sự hiện thân của sự từ bi, cứu chúng sinh thoát khỏi những khổ đau, bất hạnh, mang đến cho chúng sinh sự an yên trong cuộc sống. Do vậy việc thờ Quan Âm Bồ Tát tại gia được nhiều người Việt lưu tâm. Vậy thờ cúng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát cần biết và lưu ý những gì, mời các bạn tham khảo bài viết sau đây.

Quán Thế Âm Bồ Tát là ai?

Quan Thế Âm Bồ Tát pháp hiệu Chánh Pháp Minh Như Lai, là bậc Đại bồ tát, trợ duyên chư Phật Thế Tôn giáo hóa, tế độ chúng sanh khỏi cảnh khổ đau. Trong Phật giáo Đại thừa, ngài là hình mẫu lý tưởng, khi đã viên mãn công đức thì không nghỉ ngơi tại cõi Niết Bàn mà tham gia Bồ tát hạnh.

Quán Thế Âm tiếng Phạn gọi là  Avalokitévara, nghĩa là vị Bồ Tát quán sát âm thanh đau khổ của thế gian kêu cầu mà cứu độ một cách tự tại. Theo Kinh Bi Hoa, Ngài vốn là Thái tử Bất Huyền, con của vua Vô Tránh Niệm, trong thời của Đức Phật Bảo Tạng Như Lai. Vua Vô Tránh Niệm hết lòng sùng bái đạo Phật, Thái tử tin nghe theo Vua cha mà thành tâm nguyện cầu cả đời quán sát chúng sinh, cứu độ những con người lâm vào đau khổ. Các Đức Phật trong mười phương cùng thọ ký cho Ngài, ban Phật hiệu “Biến Xuất Nhất Thế Công Đức Sơn Vương Như Lai”.

Khi Phật giáo du nhập vào Trung Hoa, kết hợp với văn hóa tín ngưỡng bản địa, dần hình thành phái Đại Thừa. Hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát hóa thân đa dạng, từ hình nam nhân, hình nữ nhân, dạ xoa, phi nhân,.. đến hơn 500 loại khác. Trong đạo Nho, hình tượng “cha nghiêm mẹ từ” là cốt lõi của hình thái xã hội xưa. Vì Ngài tu hạnh từ bi, thường cứu khổ chúng sanh, gần với tình thương của mẫu nên hình ảnh biểu trưng trong dân gian là thân nữ giới.

Tại Việt Nam, tín ngưỡng Thờ Mẫu đã tồn tại và đồng hành cùng nền văn minh lúa nước từ rất sớm. Hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát được nhân vật hóa thành một cá thể hiện diện trong đời sống đó là Phật bà Quan Âm – Quan Âm Thị Kính. Mặc dù có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc của Ngài, nhưng Quán Thế Âm Bồ Tát chính là hiện thân của lòng từ bi, giải hóa đau khổ của chúng sanh.

Ý nghĩa thờ Quán Thế Âm Bồ Tát

Hầu hết những người thờ Quan Thế Âm bồ tát đều muốn chiêm bái vị Bồ Tát để có sự an yên tự tại, sự lương thiện. Ngoài ra họ cũng mong muốn được may mắn, sức khỏe, hạnh phúc ấm no.

Hiện nay việc thờ Quan Thế Âm bồ tát tại gia được gia chủ khắc họa vị Quan Âm bằng nhiều chất liệu khác nhau như: hình thờ Phật Bà Quan Âm, tranh thờ Mẹ Quan Âm, tượng thờ Quan Âm Bồ Tát… Và dù là chất liệu gì cũng quan trọng nhất là chữ tâm hướng tới Ngài và sự tu sửa thân tâm khẩu ý trong đời trời. Thờ Quan Thế Âm Bồ Tát sẽ mang lại sự an yên trong gia đình.

Có thể nói thờ tượng Phật Quan Âm trong nhà đã trở thành một nét đẹp truyền thống, thể hiện sự hướng thiện, hướng tới những điều tốt đẹp của con người. Đó còn thể hiện niềm tin vào thân linh che chở phù hộ cho gia đình. Đồng thời giúp gia đình hướng tới những điều đúng đắn, tránh những sai phạm trong cuộc sống.

Cách thờ tượng Phật Quan Âm tại gia đúng cách

Cũng giống như thờ nhà chùa, thì cách thờ Phật Quan Âm Bồ Tát tại nhà việc đầu tiên là chúng ta cần phải có chữ Tâm, sự kính trọng đối với Ngài. Sau đó chúng ta cần thực hiện cách thờ Quan Thế Âm Bồ Tát một cách bài bản như sau:

Cách chọn vị trí và lập bàn thờ Phật Quan Âm

  • Bàn thờ Phật Quan Âm nên đặt trên cao, giữa nhà. Hướng đặt tượng Phật Mẹ Quan Âm phải tránh tuyệt đối không được quay tượng Quan Âm vào các hướng: nhà vệ sinh, cửa phòng ngủ, bàn ăn. Bởi những hướng này thường không được thanh tịnh.
  • Tối kị đặt tượng Quan Âm cùng các tượng thần khác. Thực tế hiện nay rất nhiều gia đình, cửa hàng hoặc nhà hàng đặt tượng Quan Âm cùng các tượng khác như Quan đế, Thổ địa. Như vậy rất không tốt và không gặp may mắn. Bởi đây là vị Phật địa diện cho sự thanh khiết, thanh tịnh và toàn bộ đồ dùng của người là đò chay. Vì vậy, nên nhớ những đồ cúng dâng lên chỉ cần đơn giản như hoa tươi và hoa quả, không được cúng đồ mặn.
  • Tượng Phật Mẹ Quan Âm nên chọn kích thước chiều cao hợp lý, không quá cao cũng không quá thấp. Để khi cầu khẩn thể hiện được sự ngưỡng vọng thành kính của con người đối với Phật mẹ.
  • Thường xuyên vệ sinh lau chùi bàn thờ doạn dẹp các gốc nhan cũ, để thể hiện sự nghiêm trang linh thiêng của bàn thờ Phật Quan Âm
  • Đồ cúng nên chọn các loại hoa quả tươi, khi thấp nhan cầu khấn nên thấp số lẻ 1,3,5,7,9
  • Kệ thờ Quan Âm không được đặt tùy tiện mà phải đảm bảo yếu tố sạch sẽ, thanh tịnh và trang nghiêm.
  • Nên đặt những nơi cao ráo, thoáng đáng, không được quay mặt về phía ánh sáng.
  • Nếu nhà cao tầng thì gia chủ nên đặt ở tầng cao nhất, còn nếu không gian vừa phải thì có thể đặt kệ thờ Phật Quan Âm trong cùng không gian với gia tiên và cao hơn ít nhất 1 bậc.
  • Kệ thờ Phật Quan Âm cần có chỗ dựa phía sau, không được để trống hoặc lung lay vì dễ đổ vỡ.

Thờ Mẹ Quan Âm Bồ Tát nên cúng gì?

  • Muốn biết được cách thờ Quan Âm Bồ Tát cần hiểu đối với đạo Phật việc sát sinh là điều tối kỵ.
  • Do vậy, trên tủ thờ mẹ quan âm cần trang trí hoa tươi có hương sắc nhẹ nhàng chỉ dâng cúng hoa tươi, bánh kẹo, các đồ chay và cần dọn thường xuyên, tránh để tình trạng hoa quả thối rồi mới thay.
  • Tủ thờ Mẹ Quan Âm cần thanh tịnh và sạch sẽ.
  • Không nên sắm sửa những vàng mã, tiền âm phủ trên kệ thờ Quan Âm.
  • Những loài hoa có thể sử dụng trên bàn thờ quan âm gồm: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, không dùng những loại hoa dại, hoa tạp.
  • Khi hành lễ dâng hương lên Phật cần ăn chay, làm điều thiện và kiêng giới.

Cách thỉnh Phật Quan Âm về thờ:

Các gia chủ có nhân duyên với Phật Bà Quan Âm Bồ Tát đều mong muốn thỉnh người về thờ trong nhà. Để thỉnh Phật Quan Âm về thờ và biết cách thờ tượng Phật Bà Quan Âm sao cho đúng gia chủ cần thực hiện các điều sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị kệ thờ Mẹ Quan Âm với các tiêu chuẩn như trên, đặt tại nơi trang nghiêm.
  • Bước 2: Gia chủ cần chọn địa chỉ uy tín cung cấp tượng Phật Bà Quan Âm Bồ Tát đảm bảo về chất lượng, mẫu mã, kích thước và chất liệu như ý.
  • Bước 3: Gia chủ có thể chọn mang vào chùa nhờ các sự thầy làm phép, tụng kinh hoặc mang thẳng về nhà và đặt lên bàn thờ thắp hương thờ cúng. Gia chủ cần chú ý luôn giữ bàn thờ sạch sẽ, luôn thắp khói nhang đầy đủ, không được để bàn thờ lạnh lẽo.

Nên thờ Phật Quan Âm đứng hay ngồi?

Rất nhiều gia chủ thắc mắc về việc nên thờ tượng Quan Âm đứng hay ngồi vì nhiều người cho rằng thờ tượng đứng thì Ngài sẽ đi và thờ tượng ngồi thì Ngài sẽ ở. Đó là quan điểm sai lầm.

Thông thường, tượng Quan Âm đứng thường thấy ở ngoài trời, trên đỉnh núi, hay đơn giản là trong khuôn viên ngôi nhà của bạn, hay nếu gia chủ muốn thờ Mẹ Quan Âm trên sân thượng thì có thể sử dụng kiểu dáng này.

Tượng Quan Âm ngồi thường được sử dụng ở đền, chùa miếu mạo hay bàn thờ của các gia đình. Việc thờ Mẹ Quan Âm đứng hay ngồi tùy thuộc vào cơ duyên cũng như vị trí bàn thờ của gia đình bạn là cao hay thấp. Và thực sự việc thờ tượng Quan Âm đứng hay ngồi không quan trọng bằng việc tâm thành kính đối với Ngài.

Bao nhiêu tuổi mới được thờ Mẹ Quan Âm?

Bao nhiêu tuổi mới thờ Mẹ Quan Âm là những trăn trở của những người mới nhập môn Phật Giáo. Ông bà xưa có câu: Đừng đợi tuổi già mới học đạo, mồ hoang lắm kẻ tuổi xuân xanh”. Điều này thể hiện sự vô thường trong cuộc sống. Đạo Phật chính là sự giác ngộ cho bản thân mình, để hướng về những điều chân lý.

Đức Phật cũng đã từng nói rằng: Tất cả chúng sinh đều bình đẳng. Có nghĩa là người tu đạo không kể tuổi tác, giàu nghèo, nam nữ đều có thể tìm cho mình lẽ sống trong cuộc đời. Quan trọng nhất trong việc thờ Quan Thế Âm Bồ Tát tại gia chính là chữ Tâm của gia chủ. Như vậy bao nhiêu tuổi cũng được, chỉ cần chúng sinh theo lời dạy của các chư vị Phật để răn mình, khai sáng tâm Phật trong mình để có cuộc sống an vui, hạnh phúc thực sự.

Đối với những người có nhà riêng, không gian thờ tự thì có thể thờ Quan Âm tại nhà mình. Nhưng đối với những người đang ở trọ thì thắc mắc thờ Quan Âm phòng trọ có được không? Hay thờ Phật Quan Âm như thế nào phù hợp với điều kiện gia đình của mình.

Với việc thờ Quan Âm phòng trọ thì cần tính toán đảm bảo sự trang nghiêm nhất. Tuy nhiên dù bạn thờ Phật Bà Quan Âm tại nhà, thờ Mẹ Quan Âm trên sân thượng hay thờ Quan Âm phòng trọ thì bạn không chỉ thắp hương và dâng hoa trái. Muốn có phước báu bạn nên cần thực hiện:

  • Mỗi ngày cần tu tập lễ Phật, trì chú, tụng kinh…một cách công phu.
  • Luôn trau dồi kiến thức Phật pháp
  • Sống đúng đạo lý Phật dạy, hướng thiện.
  • Làm việc thiện, công ích, cúng dường tam bảo,…

Lúc đó sẽ giúp cho việc thờ Phật Quan Âm Bồ Tát tại nhà có được những kết quả tốt đẹp.

Khai quang Phật Quan Âm thế nào?

Khai quang Phật Quan Âm là bước quan trọng trong cách thờ cúng Quan Âm Bồ Tát. Bởi đây là bước giúp cho bức tượng Phật có hồn và án ngự tại gia đình của bạn. Để khai quang Phật Quan Âm bạn cần chuẩn bị các bước sau.

Bước 1: chuẩn bị trước khai quang

  • Chuẩn bị nơi thờ cúng trang nghiêm.
  • Khi tượng Phật sau khi thỉnh về cần dùng vải điều trùm kín tượng.
  • Thực hiện đặt tượng ở nơi cao ráo, sạch sẽ tránh những nơi uế tạp.
  • Gia chủ chuẩn bị đàn tế và mâm cỗ chay.

Bước 2: Tiến hành khai quang:

  • Chuẩn bị việc bao sái tượng: Để bao sái, bạn nên dùng nước thơm mua ở những cửa hàng đồ cúng, Hoặc bạn có thể nấu nước rượu, quế, và chút dầu thơm để làm nước bao sái.
  • Tiếp theo bạn thực hiện làm sạch tượng Phật Bà Quan Âm bằng cách: Với tượng nhỏ: gia chủ đặt tượng vào trong chậu ở nơi cao ráo, sạch sẽ. Dùng khăn mềm sạch thấm nước để lau xung quanh một cách nhẹ nhàng. Với tượng lớn thì có thể đặt nguyên tượng và thực hiện dùng khăn mềm thấm nước bao sái và làm sạch xung quanh.
  • Sau đó để tượng khô tự nhiên rồi dùng khăn điều trước đó phủ kín và chuẩn bị cho nghi lễ. Gia chủ có thể mời sư thầy hoặc thầy cúng tiến hành khai quang.
  • Sư thầy thắp hương và xin phép thực hiện nghi lễ.
  • Sư thầy đọc bài trì chú khai quang ở đàn tràng. Đồng thời gia chủ cầm gương giơ lên, nhẹ nhàng đưa qua đưa lại trước tượng Phật. Tiếp theo, gia chủ viết chữ An lên diện tượng Phật và thực hiện bài niệm khai phục nhãn.

Lưu ý: Chiếc gương lúc này là thể hiện cho đại viên cảnh. Gia chủ có thể dùng gương mới hay gương cũ và cần phải được làm sạch, bao sái cẩn thận.

Thỉnh mẹ Quan Âm ngày nào tốt?

Đối với gia chủ đang tìm hiểu cách thờ Phật Mẹ Quan Âm thì không thể không chú ý đến các ngày vía Quan Âm. Đó là các ngày 12/2 âm lịch, ngày 19/6 âm lịch, ngày 19/9 âm lịch. Những ngày này có ý nghĩa lần lượt là ngày sinh của Quán Thế Âm Bồ Tát , ngày Phật Bà Quan Thế Âm xuất gia và ngày Quan Âm  Bồ Tát thành Phật.

Những lưu ý khi thờ tượng Quán Thế Âm Bồ Tát tại gia

  • Thờ Quán Thế Âm Bồ Tát không kiêng kị bất kể ai. Như lời Đức Phật đã dạy, dù người tốt hay kẻ xấu, nếu một lòng hướng Phật thì đều có thể tu đạo. Nếu đã lựa chọn thờ phụng Ngài tại gia, không gian thờ và việc thờ cúng cũng có một số lưu ý.
  • Để hài hòa với không gian và hoàn cảnh bản thân, hãy cân nhắc về chất liệu và kích thước tượng Bồ Tát. Pho tượng không nên có khuyết điểm, không nguyên vẹn. Nếu chẳng may tượng có hỏng hóc, cần sửa lại hoặc thay mới cũng không tùy tiện vứt tượng. Gia chủ có thể mang lên chùa cúng quả.
  • Khi thờ phụng cần sự thành kính tuyệt tối, việc lên nhang đèn, dâng lễ các ngày rằm, mùng 1 hay ngày vía Bồ Tát là cần thiết. Khi khói hương không còn bay và ánh đèn không còn sáng, chúng ta sẽ rơi vào cảm giác như trống vắng, cảm giác mất đi sự che chở. Tuyệt đối không được dùng chung bát hương giữa thờ Phật và thờ Gia tiên.

You may also like