20+ Mẫu Tượng Phật Thích Ca Nam Tông Đẹp Nhất

bởi huy.nguyen
4/5 - (8 bình chọn)

Qua bài viết này chúng tôi xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Tượng phật nam tông hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi

Tôn tượng Phật Thích Ca Mâu Ni theo Phật giáo Nam tông có khá nhiều đặc điểm khác biệt với tôn tượng Ngài theo Phật giáo Bắc tông. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về những đặc điểm nổi bật của tôn tượng Phật Thích Ca Nam tông. Đồng thời chia sẻ những mẫu tượng Phật Thích Ca Nam tông đẹp nhất để bạn tham khảo. Cùng theo dõi nhé!

Đôi nét về Phật giáo phái Nam tông

Phật giáo Nam tông là gì?

Việt Nam là một đất nước có truyền thống Phật giáo. Phật giáo tại Việt Nam có cả Bắc tông (Đại thừa) và Nam tông (Tiểu thừa). Trong đó, Phật giáo Nam tông điều có hai hệ: Phật giáo Nam Tông của người Khmer sinh sống tại các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và Phật giáo Nam tông trong cộng đồng người Việt.

Theo như những tài liệu lịch sử thì Phật giáo Nam tông Việt Nam có “tuổi đời” còn khá “non trẻ” vì mới chỉ du nhập vào Việt Nam từ khoảng những năm 30 của thế kỷ trước. Tính đến nay chưa được 100 năm, nếu so với Phật giáo Bắc tông thì con số này thật quá khiêm tốn.

Tuy nhiên trong hơn 90 năm tồn tại, Phật giáo Nam tông cũng đã có những đóng góp nhất định, dù tất nhiên là rất khiêm tốn, cho thành quả chung của Phật giáo Việt Nam.

Điểm khác biệt giữa Phật giáo Nam tông và Bắc tông

Có 6 điểm khác biệt giữa Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Nam tông:

Về giáo thuyết

Phật giáo Nam Tông khác Phật giáo Bắc tông chủ yếu ở thuyết Hữu và Vô (hay còn gọi có và không).

Phật giáo Nam tông chủ trương: hữu luận hay chấp hữu, vạn pháp vô thường, tức là luôn chuyển động, biến đổi nhưng vẫn có (hữu) một cách tương đối mà không thể nói là vô (không).

Trong khi đó, Phật giáo Bắc tông lại chủ trương không luận hay chấp không, cho rằng vạn pháp tuy có (hữu) nhưng thực ra lại là không (vô) vì vạn pháp chỉ là hư giả, không có thực tướng.

Quan niệm về sinh tử luân hồi và Niết bàn

Trong quan niệm của Phật giáo Nam tông thì Sinh tử luân hồi và Niết bàn là hai phạm trù hoàn toàn khác biệt. Cụ thể là, chỉ khi nào người tu hành thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi thì mới chứng ngộ được Niết bàn một cách tuyệt đối.

Còn theo quan niệm của Phật giáo Bắc tông thì sinh tử luân hồi và Niết bàn không phải là hai phạm trù khác biệt nhau bởi vì ngay trong quá trình tồn tại, nếu tu dưỡng tốt thì sẽ cảnh giới được Niết bàn vì sinh tử tức Niết bàn, phiền não tức Bồ Đề.

Quan niệm về sự giải thoát

Phật giáo Nam tông trong quan niệm về sự giải thoát chủ trương “tự độ, tự giác”. Có nghĩa là người tu hành theo Phật giáo Nam tông tự giác ngộ, tự giải thoát cho bản thân mình mà không giác ngộ, không giải thoát được cho người khác.

Còn với Phật giáo Bắc tông lại chủ trương “tự độ tự tha, tự giác tự tha”, có nghĩa là người tu hành theo Phật giáo Bắc tông không chỉ giác ngộ, giải thoát cho chính bản thân mình mà còn có thể giác ngộ, giải thoát cho chúng sinh.

Chính vì quan niệm này nên Phật giáo Nam tông còn được gọi là Tiểu thừa, có là cỗ xe nhỏ chỉ chở được ít người, con đường cứu vớt chúng sanh hẹp. Còn Phật giáo Bắc tông còn được gọi là Đại thừa, có nghĩa là cỗ xe to chở được nhiều người và con đường cứu vớt rộng.

Về mặt văn hoá

Phật giáo Nam tông từ Ấn độ truyền đến các nước phía Nam, tức là những nước chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ giáo và Bà la môn giáo.

Về việc thờ phụng

Phật giáo Nam Tông thì chỉ thờ phụng duy nhất một tôn tượng Phật Thích Ca và các vị A La Hán có mẫu tượng giống người Ấn Độ. Trái lại, Phật giáo Bắc Tông không chỉ thờ phụng tôn tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mà còn tôn thờ tượng của các vị Phật và Bồ Tát khác nữa.

Về cách thức tu hành

Phật giáo Nam tông nhấn mạnh việc tự giải thoát, tự giác ngộ thông qua nỗ lực tự thân của bản thân.

Phương tiện chính để đạt được giác ngộ là thông qua Thiền và rất coi trọng tầm quan trọng của tu viện. Hầu hết nhà sư của Phật giáo Nam tông thường dành hết thời gian cho tu viện. Sắc phục thường là màu vàng và đi khất thực để sinh sống.

Song với Phật giáo Bắc tông thì phải tự do lao động để sinh sống và sắc phục thường mặc là áo màu nâu, chỉ khi hành lễ mới mặc đạo phục màu vàng.

Đặc điểm nổi bật của tôn tượng Phật Thích Ca Nam tông

So với tượng Phật Thích Ca Mâu Ni phái Bắc tông thì những tôn tượng Phật Thích Ca Mâu Ni phái Nam tông có những điểm khác biệt.

Tuy nhiên vì Phật giáo Nam tông tại Việt Nam không quá thịnh hành nên không ít người, nhất là những ai ít tìm hiểu về Phật giáo, không thể phân biệt được.

Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của tôn tượng Phật Thích Ca Mâu Ni phái Nam tông mà bạn có thể phân biệt một cách dễ dàng:

Về tư thế của tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Nam tông

Tôn tượng Phật Thích Ca Mâu Ni có nhiều tư thế khác nhau và mỗi tư thế của tôn tượng Ngài lại mang những ý nghĩa riêng biệt. Tuy nhiên nếu xét về tư thế tượng thì Phật giáo Nam tông và Bắc tông có điểm chung đó là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đều có những tư thế phổ biến như: toạ thiền đài sen, nằm nhập niết bàn, đứng…

Tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn

Về hình dáng tượng Phật Thích Ca Nam tông

Đây là đặc điểm rất dễ phân biệt giữa tượng Phật Thích Ca Nam tông và Bắc tông.

Nếu như tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni theo Phật giáo Bắc tông thường được chế tác với hình dáng phúc hậu, đầy đặn và an lạc; thì tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni theo Phật giáo Nam tông thường được chế tác với hình dáng gầy hơn một chút.

Bên cạnh đó, trên trán tôn tượng Phật Thích Ca Nam tông thường có một nốt ruồi son nằm ở giữa ấn đường, mái tóc xoăn được búi cao. Ngoài ra thì tượng Ngài mắt hơi mở, tai dày, tròn, đầy đặn, thành quách phân minh, sắc trắng hơn mặt. Hai tay dài và dày.

Đáng chú ý là, tượng Phật Thích Ca Nam tông trong một số ngôi chùa của đồng bào người Khmer thường ngồi trong tư thế kiết già trên tòa sen khá đặc biệt, đơn giản chứ không cầu kì chi tiết như tượng phái Bắc tông.

tượng Phật Thích Ca Nam tông

Trang phục của tượng Phật Thích Ca Nam tông

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni nguyên thủy và theo Phật giáo Nam tông thường mặc áo choàng hở một bên vai hoặc áo choàng qua vai, màu vàng, hoặc nâu đỏ.

Còn với tượng Phật Thích Ca Mâu Ni phái Bắc tông có thể khoác áo cà sa hay áo choàng hở cổ.

Những mẫu tượng Phật Thích Ca Mâu Ni phái Nam tông đẹp nhất

Cao Trang xin chia sẻ đến bạn một số mẫu tượng Phật Thích Ca Nam Tông đẹp nhất bằng chất liệu đá tự nhiên:

Xem thêm: https://tuongphatda.vn/tuong-quan-am-bo-tat-dung/

Thỉnh tượng Phật Thích Ca Nam tông đẹp nhất ở đâu?

Để thỉnh được những sản phẩm tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng chất liệu đá đẹp và bền vững theo thời gian, quý Phật tử nên liên hệ với một địa chỉ có uy tín trong chế tác tượng phật đá.

Hiện nay trên cả nước có không ít cơ sở chế tác tượng phật đá nhưng trên thực tế không phải cơ sở nào cũng được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Cao Trang là một trong số ít các cơ sở chế tác, sản xuất tượng phật bằng đá được không chỉ Quý Phật tử trong nước mà còn ở hải ngoại chọn để thỉnh tượng Phật nhằm mục đích thờ phụng tại chùa hoặc tư gia.

Tượng Phật Thích Ca bằng đá tại Cao Trang là một trong những tôn tượng Phật bằng đá được nhiều khách hàng đặt mua nhất. Chúng tôi chế tác tượng Phật Thích Ca bằng đá với nhiều kích thước kiểu dáng khác nhau. Qua kỹ năng và kinh nghiệm của đội ngũ nghệ nhân, thợ lành nghề giúp toát lên vẻ đẹp và thần thái thanh tịnh, uy nghiêm nhưng an lạc của những bức tượng.

Hơn nữa, tượng phật tại Cao Trang được chế tác từ chất liệu đá tự nhiên, có thể thích nghi được với những điều kiện khí hậu khắc nghiệt cũng như chống chọi với sự bào mòn của thời gian.

Quý Phật tử, quý trụ trì, quý khách hàng có tâm nguyện thỉnh tượng Phật đá về chùa, tư gia để thở phụng vui lòng liên hệ với Cao Trang theo địa chỉ:

TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG

Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành SơnPhone: 0983.969.199Email: [email protected]Website: www.tuongphatda.vn

Lời kết

Với những chia sẻ về các điểm khác biệt giữa tượng Phật Thích Ca Nam Tông và Bắc Tông, cùng với những mẫu tượng Phật Thích Ca Nam Tông bằng đá tuyệt đẹp trên đây, Cao Trang mong rằng đã mang đến bạn đọc những thông tin hữu ích. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi.

You may also like