Tượng Phật Quan Âm ngồi đài sen – Ý nghĩa hoa sen trong Phật Giáo

bởi
4/5 - (5 bình chọn)

Tượng Phật Quan Âm là vật phẩm phong thủy không thể thiếu tại những nơi như chùa chiền, miếu mạo, đình làng, hoặc trong không gian thờ cúng của các gia đình theo đạo Phật. Phật Giáo quan niệm rằng, tượng Phật Quan Âm đóng vai trò vô cùng quan trọng, mang lại sức khỏe, sự bình yên và những điều tốt đẹp đến cho con người. Tượng Phật Quan Âm ngồi đài sen là một trong những mẫu tượng Quan Âm phổ biến nhất, được nhiều gia ưa chuộng và trưng bày trong các không gian thờ tự.

Ý nghĩa hoa sen trong Phật Giáo

Không biết tự bao giờ, hình ảnh hoa sen luôn xuất hiện trong Phật giáo, nhất là trong kinh kệ. Vậy ý nghĩa hoa sen trong Phật giáo là gì?

Trước kia, khi Phật Thích – Ca đản sinh, Ngài đi bảy bước và có bảy hoa sen đỡ bàn chân Ngài. Các vị Chư Phật, Bồ-tát thường được miêu tả ngồi hay đứng trên đài sen tay cầm hoa sen.Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa cũng lấy hoa sen làm đề kinh.

Phân tích hình ảnh hoa sen, ta thấy rằng: hoa sen mọc từ đầm bùn đất, tăm tối nhưng vẫn vươn lên trở thành một bông hoa đẹp, tỏa hương thơm ngát giữa trời đất. Để từ đó, hoa sen đi vào văn học, thơ ca, hội họa và trở thành biểu tượng đặc trưng của Việt Nam.

Ý nghĩa hoa sen trong Phật giáo được lý giải rằng: Hoa sen được ví như cái tâm thanh tịnh không ô nhiễm, đức hạnh, sự viên mãn. Sự phát triển của bông sen còn được ví với quá trình tu tập tâm thức của con người: cây sen mọc dưới bùn là cái tâm bị che lấp vì những ưu phiền: sinh lão bệnh tử của đời người; cây vươn lên trong nước, được ví cho quá trình tu tập, thanh tịnh hóa; hoa sen nở rộ trên mặt nước thể hiện cho cái tâm đã giác ngộ, thức tỉnh.

Khái lược nhất, hoa sen được giải nghĩa trong Phật giáo gồm 8 đặc tính:  Không nhiễm (không nhiễm bụi bẩn của trời đất) – Trừng thanh (thanh lọc: chỗ nào có hoa sen thì nước không bị đục) – Kiên nhẫn – Viên dung – Thanh lương – Hành trực (thân ngay thẳng) – Ngẩu không ( tâm buông xả, trống rỗng) – Bồng thực.

Với những giá trị biểu tượng, hoa sen mang những đặc thù văn hóa của nhiều quốc gia nhất là tại các quốc gia Phật giáo lớn như: Trung Hoa, Ấn Độ…

Tại sao Đức Phật lại ngồi trên đài sen ?

Chúng ta không còn xa lạ gì với hình ảnh tượng Phật Quan Âm ngồi đài sen. Đây có thể coi là biểu tượng của Đức Phật.

Trước khi trở thành Phật, người sống trong nhung lụa, có thể nói là nhiễm bụi bẩn của cuộc đời cũng như mầm sen còn ở trong bùn đất tăm tối. Đến khi Ngài xuất gia tu thành chính quả nghĩa là hoa sen đã vươn mình nở rộ khỏi bùn đất.

Hoa sen còn tượng trưng cho sự bình đẳng, qua ý nghĩa hoa sen trong Phật giáo cũng gửi gắm một thông điệp: bất cứ ai cũng có thể thức tỉnh, tu hành để thoát khỏi ngũ dục của cuộc đời nếu có ý chí, sự quyết tâm.

You may also like