Tam Thế Phật Là Ai? Ý Nghĩa , Cách Thờ, Các Mẫu Tượng Đẹp

bởi huy.nguyen
4.8/5 - (10 bình chọn)

Duới đây là các thông tin và kiến thức về Tượng tam thế phật đứng hay nhất và đầy đủ nhất

Việt Nam là một trong các quốc gia sùng bái Đạo Phật. Do vậy, những thông tin liên quan đến các vị thần, phật luôn được mọi người quan tâm. Nhắc đến Tam Thế Phật, chắc hẳn nhiều người đã biết đến. Vậy Tam Thế Phật gồm những ai và việc thờ Tam Thế Phật tại gia cần chú trọng điều gì? Trong bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn đọc những lưu ý về cách thờ Tam Thế Phật tại gia sao cho hợp phong thủy và những điều kiêng kỵ cần tránh, cùng tham khảo nhé!

Thờ Tam Thế Phật tại gia – Chia sẻ bí kíp phong thủy

Tam Thế Phật là ai?

Tam Thế Phật hiểu đơn giản là một bộ tượng phật bao gồm 3 tượng giống hệt nhau, được tạc ở tư thế ngồi thiền kiết già, vì thế gọi là “Tam Thế”.

Chữ “Thế” ở đây được hiểu là “Thời”, có nghĩa là Tam Thế Phật là phật ba thời, đại diện cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Phần lớn, vị phật ở giữa là Đức Thích Ca Mâu Ni Phật của hiện tại; vị phật ở hai bên là Ca Diếp Phật đại diện cho quá khứ và Phật Di Lặc đại diện cho tương lai.

Chữ “Thế” trong Tam Thế Phật còn được hiểu là Thế giới, gồm có thế giới ở giữa (trung tâm) là thế giới Sa Bà của Thích Ca Mâu Ni Phật; phương Tây (ở bên trái) là thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà, hai bên là Đại Thế Chí Bồ Tát và Quan Thế Âm Bồ Tát; phương Đông (ở bên phải) là thế giới Tịnh Lưu Ly của Dược Sư Phật.

Theo giáo lý Đại thừa của Phật Giáo thì Thích Ca Mâu Ni Phật thường dùng ba loại giáo thân khác nhau để truyền pháp (còn gọi là “Tam thân”), gồm: pháp thân, báo thân và ứng thân. Có nhiều hình thức của ba tượng Phật là biểu hiện của “Tam Thân Phật”. Thiên Thai tông lấy Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, Lô Xá Na Phật và Tỳ Lô Giá Na Phật làm Ứng thân Phật, Báo Thân Phật và Pháp thân Phật.

Tam Thế Phật là một bộ tượng gồm ba tượng giống hệt nhau

Ý nghĩa tượng Tam Thế Phật trong văn hóa phương Đông

Tượng Tam Thế Phật là cách gọi theo thói quen thường gọi của người Việt chúng ta, để chỉ các vị Phật thời Quá khứ, hiện tại và tương lai. Tên gọi đầy đủ của bộ tượng này phổ cập là “Tam Thế Tam Thiên Phật” có nghĩa là 3000 đức Phật, mỗi thời là 1000 vị, hay “Tam Thế Thường Trụ Diệu Pháp Thân” nhằm tôn sùng hình tượng chân thật, kỳ diệu, sáng láng, tồn tại khắp không gian và xuyên thời gian của các vị đức Phật.

Tên gọi đầy đủ là Tam Thế Tam Thiên Phật hay Tam Thế Thường Trụ Diệu Pháp Thân

1. Nhắc nhở mọi người sống tốt, đúng đạo lý

Sự hiện thân của ba vị Phật thời quá khứ, hiện tại và tương lai nhắc nhở con người ta phải trân trọng cuộc sống ở hiện tại, sống đúng với những gì mình có, sống đúng theo đạo lý để hướng tới một tương lai tốt đẹp, dựa trên cơ sở, nền tảng ở quá khứ.

2. Cầu bình an

Thờ Tam Thế Phật trong nhà cũng thể hiện được mong muốn về một cuộc sống bình an, mong nhận được sự che chở, phù hộ. Phật luôn có tấm lòng độ lượng, từ bi, thương người, nên sẽ bảo vệ con người trước những hiểm nguy trong cuộc sống.

3. Thể hiện tín ngưỡng lâu đời

Một trong những tín ngưỡng thờ cúng lâu đời của người Phương Đông là Thờ Phật. Từ các chùa chiền đến ban thờ tại gia, nhiều người đã đặt tượng Phật để thờ cúng. Các bức tượng Tam Thế Phật được thờ ở nhiều chùa chiền lớn của Việt Nam như ở Chùa Bái Đính…

Cách thờ Tam Thế Phật tại gia hợp phong thủy

Thờ Tam Thế Phật tại gia – những điều cơ bản cần biết

Lập bàn thờ Tam Thế Phật tại nhà có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tín ngưỡng của gia chủ, nhưng thực tế việc thờ Phật như thế nào cho hợp phong thủy lại không đơn giản chút nào và không phải ai cũng nắm được những điều cần chú ý. Nếu đang có ý định thờ Tam Thế Phật tại gia hãy cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản dưới đây:

1. Bài trí bàn thờ

Nên đặt bàn thờ Tam Thế Phật ở nơi hướng thẳng ra cửa chính của căn nhà, đặt như vậy sẽ tốt hơn đối với những người đã khuất trong gia đình. Tuyệt đối không được đặt bàn thờ Phật ở các hướng: đối diện cửa bếp, nhà vệ sinh hay phòng tắm, dưới chân cầu thang, vì những nơi như vậy có nhiều ám khí, không khí ô uế không phù hợp với việc thờ cúng.

Đặc biệt, bàn thờ phải là loại vững trãi, chắc chắn, luôn được lau dọn sáng sủa, sạch sẽ. Bàn thờ Phật phải đặt ở trên cao, không được đặt trên nóc tủ, vì sẽ phạm vào tội bất kính. Không được đặt bàn thờ Tam Thế Phật chung với Thần thánh, vì phân theo cấp bậc Phật có cảnh giới cao hơn Thần.

Bàn thờ Phật không đặt chung thờ Thần

2. Cách lạy khi cúng Tam Thế Phật

Trước khi cúng Tam Thế Phật, cần phải tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ để thân thể không ô uế khi cung bái. Khi cúng phải quỳ xuống, ngửa hai bàn tay ra (như đang nâng hai chân của Phật) và cúi lưng xuống đặt trán của mình trên hai lòng bàn tay. Sau đó, đứng thẳng, ngay ngắn, tay chắp lại trước ngực, mắt ngước lên nhìn Phật, trong tâm luôn nghĩ đến những việc tốt đẹp của Ngài, cầu mong những điềm lành một cách thật tâm, xong xuôi mới xa và cắm hương vào bát hương, đánh một tiếng chuông rồi cúi lạy ba lạy.

Khi thực hiện lễ Phật không nên cúng bái qua loa, tâm không thành kính, thành thật. Như vậy thì việc cúng bái sẽ không có kết quả ngược lại còn mang tội bất kính.

Không nên thực hiện cúng bái một cách qua loa, đại khái

3. Ngày thượng an vị cho Phật

Để thượng an vị cho Phật hãy chọn những ngày như ngày mồng một, ngày rằm hay ngày vía Bồ Tát, chư Phật, đây là những ngày phù hợp nhất. Cần chuẩn bị thật đầy đủ mọi thứ rồi mới thỉnh Phật về.

Ngày thượng an vị cho Phật nên chọn những ngày rằm, mồng một, ngày vía Bồ Tát, chư Phật

Một số lưu ý khi thờ Tam Thế Phật tại gia

1. Đồ cúng

Trên bàn thờ Phật, đồ cúng chỉ nên dùng hoa quả. Hoa quả được đặt trên một chiếc đĩa chuyên dùng trên bàn thờ Phật để thờ cúng. Đồ cúng nên được thay đổi hàng ngày, nên để cho người nhà ăn lấy lộc hoặc cũng có thể cho người khác ăn, tuyệt đối không được mang vứt đi.

Trên bàn thờ Phật cũng không nên cúng đồ mặn hay vàng mã, vì Phật là những người xuất gia, ăn chay, kiêng đồ mặn. Đồ cúng nên bày theo cặp, theo đôi, để cân xứng. Nếu gia chủ không có điều kiện thì cũng chấp nhận bày cúng đơn chiếc.

Trái cây dâng cúng nên lựa chọn loại tươi ngon, quan trọng về chất lượng, không nên ưu tiên đến số lượng. Khi xếp các loại trái cây, nên để cuống lá lên phía trên, tránh để ngược cuống lá xuống dưới. Nên bày đĩa hoa quả phía bên trái bàn thờ Phật.

Nên bày hoa quả trên bàn thờ Phật thay vì đồ mặn hay vàng mã

2. Lòng thành tâm

Khi gia chủ cúng, lạy Phật phải thành tâm. Ở tại gia, gia chủ không được sát sinh, nên ăn chạy niệm Phật vào các ngày mùng một, ngày rằm, các ngày vía Bồ Tát – Chư Phật. Gia chủ nên giữ gìn thân tâm trong sáng, chân thật.

Để trọn vẹn lòng thành tâm,gia chủ nên lựa chọn ngày tốt, đến chùa xin sư chùa tụng kinh và xin bát hương thờ Tam Thế Phật về, tượng Phật nên mang lên chùa để khai quang. Hình và tượng Phật cần phải lau chùi sạch sẽ hàng ngày sau khi thỉnh.

Gia chủ phải thành tâm, không sát sinh tại gia, nên ăn chay niệm Phật

3. Vị trí bàn thờ – Hướng bàn thờ

Vị trí đặt bàn thờ nên ở giữa sảnh nhà, dựa lưng vào tường vững chắc, hướng nhìn thẳng ra phía cửa chính. Như vậy đều tốt cho cả người sống và người đã khuất trong nhà. Tuyệt đối không đặt bàn thờ Phật hướng về phía cửa bếp, nhà tắm hay nhà vệ sinh, không được đặt dưới chân cầu thang. Những nơi như vậy không phù hợp cho việc thờ cúng.

Nếu là nhà 2 tầng hoặc 3 tầng, nên đặt bàn thờ Phật ở tầng cao nhất. Cấm kỵ đặt bàn thờ Phật ở tầng giữa của nhà.

Nên đặt bàn thờ Phật ở tầng cao nhất của ngôi nhà, tuyệt đối đặt ở tầng giữa

4. Cách lắp bàn thờ (về độ cao)

Độ cao của bàn thờ phải cao hơn đầu gia chủ. Nếu bàn thờ Phật đặt cùng bàn thờ gia tiên (đặt bàn thờ Phật phía trên, bàn thờ gia tiên ở dưới) thì khi cúi lạy Phật, gia tiên cũng được nhận lạy đó dù muốn hay không, điều này là hoàn toàn trái phạm. Vì vậy, cần lắp đặt bàn thờ có thứ tự, độ cao thấp khác nhau, chiều cao bao nhiêu cần xem phong thủy để quyết định.

Khi thỉnh Phật về từ chùa phải đi thẳng về nhà, không được rẽ qua các nơi khác. Sau khi về nhà thì nên thượng an vị cho tượng Phật ngay, vì vậy, gia chủ cần chuẩn bị trước mọi thứ sẵn sàng.

Bàn thờ phải được đặt cao hơn đầu gia chủ

5. Quan niệm về thờ cúng chung với các vị thần khác – Cách hóa giải

Bàn thờ Tam Thế Phật không được thờ chung cùng các vị thần khác. Nếu thờ chung là phạm vào đại kỵ. Tuy nhiên, trong nhà gia chủ vẫn phải có 3 vị: Thần Tài, Thổ Địa, Ông Công – Ông Táo.

Cách hóa giải đại kỵ này chỉ có thể hướng Phật tu hành là tốt nhất.

Không thờ chung Phật với các vị thần khác

6. Cách chọn tượng Tam Thế Phật

Gia chủ nên lựa chọn những tượng phật Tam Thế Phật có diện mạo, khuôn mặt hài hòa, cân đối, toát lên nét từ bi hỷ xả, uy nghi trang nghiêm mà thoát tục. Không nên lựa chọn những tượng Tam Thế Phật bị sứt mẻ, đã cũ, các họa tiết được chạm trổ không rõ nét, không thể hiện được sự từ bi vô hạn.

Nên chọn tượng có diện mạo hài hòa, khuôn mặt cân đối, toát lên vẻ từ bi hỷ xả

Một số mẫu tượng Tam Thế Phật đẹp

Mẫu tượng Tam Thế Phật đứng trên đài sen được phối màu đẹp mắt
Mẫu tượng Tam Thế Phật đứng trên đài sen
Mẫu tượng Tam Thế Phật ngồi trên đài sen được mạ vàng tôn nghiêm
Bộ tượng Tam Thế Phật ngồi bằng gỗ

Qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin hữu ích liên quan đến Tam Thế Phật và thờ Tam Thế Phật tại gia. Hy vọng qua bài viết này, các gia chủ có thể hiểu thêm về cách thờ Phật tại gia và những điều kiêng kỵ nên tránh để gia đình gặp nhiều may mắn, an yên trong cuộc sống.

Tham khảo thêm các mẫu tượng Tây Phương Tam Thánh tại danh mục sản phẩm Tượng Tây Phương Tam Thánh. Nếu bạn muốn thỉnh tượng Phật bằng đá chất lượng tốt nhất, hãy GỌI NGAY: 0904697999 đảm bảo bạn sẽ hài lòng 100%. Còn gì thắc mắc, xin hãy để lại tin nhắn, chúng tôi sẽ trả lời ngay. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi.

You may also like