Rồng thời Lý – nguồn gốc, đặc điểm, biểu tượng & những điều kiêng

bởi huy.nguyen
4.2/5 - (5 bình chọn)

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Tượng thời lý hot nhất được tổng hợp bởi chúng tôi Tôi

Rồng thời Lý là một trong những biểu tượng vô cùng quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Từ xưa tới nay, biểu tượng này thường được xuất hiện trong các công trình kiến trúc, mỹ thuật. Hình tượng Rồng với nhiều ý nghĩa linh thiêng đã nâng cao giá trị kiến trúc Việt.

Ngay từ thời nhà Lý, Phật giáo đã có sự phát triển cao. Do đó, hình ảnh Rồng của thời Lý càng được ứng dụng rộng rãi và thể hiện tính nghệ thuật trong giới Phật giáo nước ta.

Vậy để đi sâu vào nội dung hơn nữa về chủ đề này, mời bạn tham khảo qua bài viết của chúng tôi nhé.

Rồng thời Lý – biểu tượng cao quý của Phật giáo Việt Nam

Một trong những biểu tượng ý nghĩa của Phật giáo nước ta

Rồng là hình tượng được rất nhiều họa sĩ, kiến trúc sư đưa vào hội họa, điêu khắc trong ngành xây dựng. Với ý nghĩa thiêng liêng mang bản sắc dân tộc riêng, Rồng thời Lý được khắc họa lại hình ảnh chân thật, gần gũi, chi tiết.

Trong trí tưởng tượng của nhiều người Rồng là con vật nhiều sừng, miệng ngậm ngọc, tay cầm minh châu. Trong nghệ thuật hội họa các nhà điêu khắc và kiến trúc sư đã “miêu tả” lại hình ảnh Rồng của thời Lý với nét vui vẻ, hiền lành, có sống mũi to và rất nhiều lông.

Là hình tượng của sự cao quý và thể hiện sức sống mãnh liệt. Rồng của thời Lý thường ngẩng cao đầu, miệng há to, mép trên miệng không có mũi và được kéo dài ra như một chiếc vòi với độ mềm mại uốn lượn, vươn cao. Đặc biệt, phần vuốt nhỏ dần về sau, một chiếc răng nanh mọc ở cuối hàm trên với độ uốn cong và vắt qua vòi mép phía trên.

Mình Rồng dài, dọc sống lưng là một hàng vảy thấp tỉa từng cái tách biệt, đầu vây trước tua vào hàng vây sau, bụng có đốt ngắn như của Rắn. Cả 4 chân Rồng đều có khủy phía sau và cũng có móng giống như chân chim.

Nguồn gốc và biểu tượng Rồng thời Lý

Rồng ở thời Lý có nguồn gốc gắn liền với lịch sử nước nhà

Trong bộ tứ linh: Long – Ly – Quy – Phụng. Long chính là con vật đứng đầu, biểu thị cho sức mạnh và quyền lực vượt trội. Hình tượng Rồng được người xưa tôn thờ và trân trọng vì những ý nghĩa cao đẹp.

Theo tạp chí nghiên cứu lịch sử

Có rất nhiều nguồn thông tin khác nhau về nguồn gốc hình ảnh của Rồng. Chẳng hạn như: Trong tạp chí Nghiên cứu Lịch sử có viết “Rồng giống như một giống Rắn hay bò sát nào đó.

Giống Rắn này lớn, có mào, có cả chân, ít nhiều điểm giống Rồng. Người Việt Nam xưa vẫn cho rằng đó là một giống Rắn thần thân dài, mào đỏ chót. Nhiều làng ở Việt Nam xưa đã thờ giống Rắn thần đó với mong muốn mang đến bình an”.

Theo các GS, PGS chia sẻ

Phạm Huy Thông và Hà Văn Tấn cho biết: “Theo chúng tôi, hình 2 con cá sấu được cách điệu hài hòa giao nhau trên búa đồng Đông Sơn là hình của con Giao Long.

Phải chăng đây là hình tượng con Rồng đầu tiên trong nghệ thuật lịch sử Việt Nam”. Nhà sử học Ngô Sĩ Liên cũng đã từng cho rằng loài Rồng xuất hiện từ thời Lạc Long Quân và Âu Cơ.

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu khác của PGS.TS Bùi Văn Khoán đã chỉ ra rằng: Rồng có nguồn gốc từ thời Lý, gắn liền với truyền thuyết nhà vua gặp Rồng vàng bay lên trong khi đang dời đô từ Hoa Lư về Đại La.

Ông cho rằng: “ Rồng được xuất hiện sớm nhất là ở thời Lý. Khi Lý Công Uẩn lên làm vua, thấy Hoa Lư chật hẹp bèn quyết định dời đô về Đại La. Trên đường đi, Lý Thái Tổ thấy một đám mây vàng bay lơ lửng, nhà vua cho là điềm tốt, bèn đặt tên cho thủ đô mới là Thăng Long.

Do đó, các nhà mỹ thuật đương thời đã sáng tạo hình ảnh một con Rồng đang bay theo ý tưởng của vua là Thăng Long – Rồng bay lên”.

Mặc dù, mỗi người đều có kết quả nghiên cứu khác nhau. Nhưng suy cho cùng, hình tượng Rồng ở giai thoại nào cũng đều mang sức vóc lớn lao, hiên ngang, quyền uy. Đặc biệt là thể hiện cho tinh thần đương thời, có ý nghĩa đẹp trong mỹ thuật và kiến trúc của người Việt ta.

Một số đặc điểm Rồng của thời Lý

Thời Lý nằm trong giai đoạn Phật giáo phát triển mạnh mẽ nhất. Vì thế, hình ảnh Rồng của thời Lý được khắc họa với nhiều đặc điểm nổi bật hơn so với hình tượng rồng ở thời điểm khác. Đó là:

Phần đầu Rồng

Đặc điểm nhận biết đầu tiên

Đầu Rồng thời Lý rất đặc biệt, có mào, mũi và bờm được khắc họa tự nhiên và uyển chuyển vô cùng sinh động. Mào Rồng chùm toàn bộ môi trên và quyện với răng nanh tạo ra hình ảnh như đám mây đang bay. Râu Rồng mềm mại như sóng nước, uốn lượn theo gió.

Mũi Rồng được khắc họa bởi những đường cong xếp chồng lên nhau khiến người xem liên tưởng ra nguồn nước. Miệng Rồng thường há rộng để lộ hàm răng đang ngậm ngọc rất ấn tượng.

Đặc biệt, râu và mào Rồng lại uốn vào nhau, tạo nên hình ảnh giống chiếc lá bồ đề, hoàn toàn phù hợp với thời kỳ hoàng kim của Phật giáo lúc bấy giờ.

Thân Rồng thời Lý

Thân Rồng uốn lượn mềm mại giống như đang bay rất sống động. Phần thân thường có 11-13 khúc, rất đồng đều. Tuy nhiên, khác biệt lớn nhất đó là Rồng của thời Lý lại sở hữu thân hình tròn, da trơn và không có vảy. Đây là điểm đặc biệt mà mọi người có thể dùng để phân biệt Rồng của thời Lý với Rồng ở các thời điểm khác.

Chân rồng thời Lý

Ở thời Lý, rồng có 4 chân, có loại 3 móng, cũng có loại 5 móng. Nhưng dù chân có mấy móng, thì móng đều được khắc họa rất nhỏ nhắn và vuốt sắc như móng chim. Tại khuỷu chân của Rồng, thường có thêm một cụm lông hình mây bay về sau tăng thêm vẻ mềm mại cho hình tượng.

Biểu tượng Phật giáo trong hình ảnh con rồng thời Lý

Phật giáo trong thời Lý vô cùng phát triển mạnh. Vì thế hình ảnh con Rồng cũng được xây dựng dựa trên sự ảnh hưởng của nền Phật giáo. Hãy xem hình ảnh này có gì đặc biệt hơn các triều đại khác bạn nhé!

Hình ảnh Rồng gắn với đạo Phật

Thích Ca Mâu Ni sinh ra cũng là thời Rồng xuất hiện

Thích Ca Mâu Ni có tên gọi là Tất Đạt Đa và là người sáng lập ra Phật giáo. Theo truyền thuyết, Đức Phật có mối quan hệ mật thiết với Rồng. Vào khoảng 565 – 485 TCN khi Thích Ca Mâu Ni chào đời, có 9 con Rồng phun nước cho Ngài tắm gội. Chính vì thế, trong Phật giáo, Rồng là biểu tượng xuất hiện vô cùng phổ biến xưa và nay.

Hình ảnh Rồng gắn với hoa Sen

Từ lâu đời, hoa Sen đã trở thành biểu tượng của Phật giáo. Do đó, bạn có thể dễ dàng bắt gặp đầm Sen ở mọi ngôi chùa. Trong Phật giáo, hoa Sen có ý nghĩa vô cùng cao đẹp, thể hiện sự tinh khiết, sức sống mãnh liệt, ý chí vươn lên. Hình ảnh của hoa Sen trong mắt con Phật chính là:

  • Sự tinh khiết: Người xưa vẫn thường nhắc tới hoa Sen với câu thơ “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Do đó, hoa Sen dù có mọc lên ở đâu là đầm bùn hay vũng nước, … cũng đều không bị ảnh hưởng và vẫn mọc lên với dáng vẻ vô cùng thanh cao và tinh khiết hiếm có.
  • Không nhiễm bụi trần: Dù có mọc lên ở môi trường nào, hoa Sen vẫn luôn tỏa hương thơm ngát và xinh đẹp.
  • Khả năng thanh trùng: Sen là loài hoa đặc biệt vì có khả năng khử và lọc nước. Chính vì lẽ đó, người ta vẫn hay trồng hoa Sen để giúp cho hồ nước thêm trong sạch hơn.
  • Dễ tái sinh: Sen là loài hoa dễ sống, lụi tàn vào mùa Đông. Nhưng sang mùa Hè có thể vươn lên mạnh mẽ và nở những bông hoa rất đẹp. Điều này khiến hoa Sen trở thành biểu tượng cho sức sống mãnh liệt và trường tồn cùng thời gian.
  • Thanh tao: Hoa sen tuy nở ở nơi bùn lầy, nhưng sở hữu hương thơm mát dịu, thoang thoảng tạo cảm giác an lành, thanh tịnh vô cùng.

Với một vài đức tính như vậy, hoa Sen đã trở thành biểu tượng của Phật Giáo. Do đó, chúng ta thường bắt gặp hình ảnh Liên hoa ấn, Liên hoa lạc, Liên hoa phục, Liên hoa tọa, … Đặc biệt, Rồng thời Lý thường được gắn với hình ảnh hoa Sen như một số tác phẩm: Rồng dâng hoa Sen lên Phật hay Rồng trong bệ đá hoa Sen, … Như vậy, Rồng của thời Lý có mối quan hệ với Phật giáo rất chặt chẽ.

Rồng gắn liền với chùa chiền

Một số hình ảnh Rồng thời Lý tại các ngôi chùa Việt Nam

Nếu bạn để ý kỹ các kiến trúc đền chùa. Hình ảnh Rồng thường xuất hiện ở những vị trí như: mái, cột kèo, cầu thang….v.v. Chùa Một Cột được xây dựng thời Lý với hình ảnh con Rồng gắn liền cho tới tận ngày hôm nay. Chính vì thế, ngôi chùa này mang đậm nét kiến trúc cổ xưa.

Ngoài ra, một số ngôi chùa điển hình nhất ở Việt Nam gắn liền với hình ảnh Rồng của thời Lý nhất chính là chùa Diên Hựu. Ngôi chùa này được xây dựng từ thời vua Lý Thánh Tông.

Khi ấy, Ngài đã có giấc mộng gặp Quan Thế Âm ngồi trên tòa Sen với tư thế trang nghiêm. Từ đó, Ngài cho xây ngôi chùa Diên Hựu với hình hoa Sen nở để tưởng nhớ và bày tỏ thành kính tới Quan Thế Âm.

Rồng thời Lý gắn liền với lá đề

Trong tiếng Phạn, Bồ đề được dịch ra là: bodhi risa, bodhidruma. Tương truyền rằng, Phật Thích Ca Mâu Ni đã đến bên gốc cây tất bát la ngồi kiết già phu tọa.

Ngài đã thành lập lên các giáo lý của Phật giáo như: Thập Nhị Nhân Duyên, Tứ Diệu Đế….v.v. Do đó, người theo Phật luôn nghĩ rằng cây bồ đề sẽ đem đến nhiều điều tốt lành.

Trong kiến trúc và hội họa thời Lý, hình ảnh Rồng đã gắn liền với lá Bồ đề để minh chứng có quan hệ gần gũi với Phật giáo. Cho tới ngày nay, hình ảnh Rồng cùng lá đề vẫn luôn là tác phẩm ấn tượng khi nhìn.

Rồng thời Lý trong phong thủy

Trong phong thủy – Rồng là con vật linh thiêng, có quyền năng, địa vị

Trong phong thủy, tượng Rồng rất có ý nghĩa lớn lao. Là con vật đứng đầu trong 12 thú lành. Do đó, ngoài việc hóa sát, Rồng còn tăng cường phát huy mọi quyền lực uy phong.

Trong 12 con giáp, Rồng là loài vật có khả năng tiêu trừ tiểu nhân. Vì thế, hình ảnh Rồng luôn được đặt ở những vị trí quan trọng, phù hợp với những người làm chính trị, văn phòng để tăng cường sự uy lực và chống lại những lời rèm pha.

Một số kiêng kỵ khi đặt và thờ Rồng thời Lý

Một số kiêng kỵ cần tránh khi đặt tượng và treo tranh Rồng

Để mang đến những điều may mắn, tốt đẹp nhất trong cuộc sống hiện nay. Việc đặt tượng Rồng theo phong thủy là điều cần thiết nên làm.

Vì chỉ có hợp phong thủy, bạn mới làm ăn phát đạt, công danh sự nghiệp thăng cao, gia đình ấm êm, hạnh phúc. Ngược lại, nếu chẳng may sai lầm đặt nhầm chỗ không đúng phong thủy, mọi việc không những xấu đi mà còn gây ra nhiều bất cập hại.

Do đó, theo thuyết ngũ hành âm dương, khi đặt Rồng thời Lý chúng ta nên có một số kiêng kỵ chính như sau:

  • Tuyệt đối không đặt tượng Rồng sau lưng người ngồi. Vì như thế là điều thể hiện bất kính với Rồng.
  • Tuyệt đối không đặt tượng Rồng đối diện với người ngồi hoặc chầu ngược vào chính đối diện người chủ, người lãnh đạo. Bởi như vậy sẽ gây bất lợi cho người ngồi đối diện với tượng Rồng.
  • Nên kiêng kỵ đặt đầu Rồng quay vào góc nhà hoặc nhìn sát vào tường.
  • Ngoài Phượng Hoàng phong thủy thì tuyệt đối không nên đặt các linh vật khác quá gần với tượng Rồng.
  • Không nên đặt quá 5 tượng Rồng trong một ngôi nhà.
  • Kiêng đặt tượng Rồng cao hơn đỉnh đầu của chủ sở hữu.
  • Kiêng đặt tượng Rồng hướng về phòng ngủ. Đặc biệt là phòng có trẻ em.
  • Những người tuổi Tuất kiêng đặt tượng Rồng vì dễ gây xung khắc.
  • Nếu là tranh/hình ảnh Rồng, nên chọn khung màu Kim. Số lượng Rồng trong tranh nên là 1 sẽ tốt hơn.

Kết luận

Rồng thời Lý là linh vật đứng đầu trong phong thủy và có quyền năng tương đối cao. Do đó, khi treo/thờ/đặt bạn cần thể hiện sự tôn trọng và coi đó là linh vật có hồn.

Chỉ cần với sự thành kính đối với Rồng, bạn sẽ sớm nhận được năng lượng tích cực, nhiều điều may mắn, tốt lành trong cuộc sống lẫn công việc.

Qua tất cả những nội dung chúng tôi chia sẻ, chắc hẳn bạn đã phần nào thấy được nét đặc biệt của Rồng ở Thời Lý với các thời đại khác.

Ngoài việc gắn liền với Phật giáo, chùa chiền, hoa Sen….Qua biểu tượng của Rồng cũng đủ làm cho ta thấy được cả một triều đại hoàng kim của Phật giáo và hệ tư tưởng thời đại lúc bấy giờ.

You may also like